user

MYCOPLASMA SYNOVIAE (MS) MẦM BỆNH MỚI NỔI GÂY THIỆT HẠI CHO CHĂN NUÔI GIA CẦM

GIỚI THIỆU: 

Mycoplasma là những vi sinh vật sống nhỏ nhất cả về kích thước và số lượng gen, không giống như các vi khuẩn khác, chúng không có vỏ tế bào. Có 2 chủng Mycoplasma gây bệnh cho gia cầm là Mycoplasma Gallisepticum (MG)Mycoplasma Synoviae (MS). Cả 2 chủng đều gây ra thiệt hại kinh tế lớn trong chăn nuôi gia cầm. MS lây lan rất nhanh, là nguồn bệnh trong các trang trại gà đẻ đa lứa tuổi. Các chủng MS rất khác nhau về khả năng gây bệnh. Các chủng độc lực có thể gây ra vấn đề hô hấp, giảm đẻ và khớp ở các loại nhạy cảm.

MS có thể không phải lúc nào cũng là tác nhân đầu tiên và thường xảy ra như một nhiễm trùng kết hợp với các mầm bệnh khác đặc biệt là virus gây bệnh Newcastle (NDV), virus gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IBV). Bệnh hô hấp mãn tính đến từ những nhiễm trùng kết hợp trở nên nghiêm trọng đặc biệt là trong điều kiện môi trường bất lợi như hàm lượng amoniac cao, nhiệt độ thấp và bụi. Gia cầm nhiễm MS có thể có nhiều phản ứng khi chủng ngừa vaccine sống như NDV và IBV. MS còn là tác nhân kết hợp với E. coli gây ra ra tình trạng viêm màng bụng trên gà đẻ.

Bảng 1: Tỷ lệ lưu hành bệnh Mycoplasma Synoviae (MS)  tại Việt Nam. Số liệu trích dẫn từ khảo sát tỷ lệ lưu hành bệnh Mycoplasma Synoviae (MS) của Viện thú y, Công ty TNHH thuốc thú y Boehringer Ingelheim Việt Nam và công ty TNHH Việt Pháp Quốc Tế 2020

@Hình 1: Khuẩn lạc Mycoplasma điển hình (hình trứng cá) ở độ phóng đại thấp

@Hình 2: Hình ảnh Mycoplasma chụp dưới kính hiển vi điện tử

DẤU HIỆU LÂM SÀNG

Mycoplasma synoviae trên gia cầm thường xảy ra như một nhiễm trùng đường hô hấp trên và có thể thấy được tiếng hen thể nhẹ (hô hấp) nhưng thường không được chú ý (cận lâm sàng). Một số chủng MS có thể gây ra tiến triển cấp tính đến mãn tính khi nhiễm trùng lây lan đến các khớp. Vi khuẩn nhân lên tại đây gây viêm màng khớp và gân (viêm màng hoạt dịch), hậu quả cuối cùng gây ra đi lại khập khiễng. Khớp cẳng chân (xương cổ chân) và bàn chân là khu vực đầu tiên chịu tác động nhưng các khớp khác và xương lưỡi hái cũng có thể bị nhiễm trùng. Thể bệnh có thể thấy trong đàn cũng như gia cầm non khoảng 4 tuần tuổi nhưng biểu hiện điển hình thường thấy ngay sau khi chuyển từ chuồng hậu bị sang chuồng đẻ.

@Sưng, viêm bàn chân do MS

@Sưng, viêm khớp gối do MS

@Sưng, viêm khớp cánh do MS

@Sưng, viêm bàn chân do MS

ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT TRỨNG

Đàn gia cầm tiếp xúc lâu dài trong giai đoạn nuôi hậu bị ít bị ảnh hưởng đến sản xuất trứng hơn so với giai đoạn đẻ bị phơi nhiễm với mầm bệnh. Đường biểu diễn năng suất trứng ở các đàn gia cầm dương tính với MS có thể có hình dạng “tàu lượn siêu tốc” đặc biệt trong các đàn có sử dụng chương trình kháng sinh điều trị định kỳ trong thức ăn. Viêm bao gân dẫn đến khập khiễng có thể xa hơn là ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất trứng bởi vì di chuyển khó khăn để thu nhận thức ăn, nước uống.

ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG VỎ TRỨNG

Hiện nay, Các chủng MS hướng vòi trứng xuất hiện trên gà đẻ trứng thương phẩm. Các đàn nhiễm MS được quan sát thấy số lượng trứng vỡ và nứt tăng lên. Một khuyết điểm có thể quan sát được trên đỉnh vỏ trứng (đầu nhọn). Bề mặt vỏ trứng cách đỉnh 2cm thô ráp, mỏng và mờ như trứng mắt kiếng. Quan sát khi quét dưới kính hiển vi điện tử có thể thấy những vỏ trứng này thiếu lớp cấu trúc trên lớp vỏ trứng.

@Trứng mắt kiếng trên gà đẻ trứng thương phẩm do MS

@Trứng mắt kiếng trên gà đẻ trứng giống do MS

TRUYỀN LÂY

Nhiều loại gia cầm có thể truyền và lây lan MS, bao gồm các loại gà, gà tây và gia cầm hoang dã đặc biệt có thể lây truyền thông qua các dụng cụ, thiệt bị trong chăn nuôi. MS truyền ngang xảy ra giữa các gia cầm thông qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết hô hấp, hậu quả là lây lan chậm trong đàn. Thời gian để lây truyền trong đàn là 1- 4 tuần phụ thuộc vào tính gây bệnh của chủng bị nhiễm, kiểu chuồng và điều kiện môi trường. Thông thường Mycoplasma có tiến trình chậm thông qua các hoạt động chăn nuôi nhưng cuối cùng sẽ nhiễm cho tất cả gia cầm trong đàn. Không phải tất cả các gia cầm nhiễm bệnh sẽ phát triển những dấu hiệu lâm sàng. Gia cầm nhiễm bệnh tiềm tàng bài thải và với đàn điều trị kháng sinh sẽ vẫn bị nhiễm và mang trùng suốt đời.

Truyền dọc là một nhân tố quan trọng để lây lan MS. Khi đàn bố mẹ bị nhiễm trùng, tỷ lệ bài thải cao nhất xảy ra từ 4 - 6 tuần sau nhiễm. Sau đó tỷ lệ truyền dọc sang gà con thường giảm và có thể bị gián đoạn, đồng thời xảy ra với các giai đoạn stress.

Không khuyến khích sử dụng trứng để ấp nở từ những đàn bố mẹ nhiễm MS. Nếu đàn bố mẹ dương tính bắt buộc sử dụng dụng đời con, đời con nên được ấp nở riêng và chuyển đến các trại cách ly. Kháng sinh điều trị cho gà con được chỉ định trong 2 tuần đầu tiên và cần tăng cường theo dõi, giám sát.

MS có thể tồn tại và lây nhiễm trong 2 - 3 ngày trên lông và rất nhiều các vật liệu như bông, cao su và gỗ. Mycoplasma có thể tồn tại và lây nhiễm trong mũi con người. Kích thước và trọng lượng nhỏ cho phép MS có thể truyền lây xa tới 8 km (5 dặm) trong bụi không khí hoặc các mảnh da. Trên tóc tổng hợp, MS có thể sống sót tới 9 ngày. Mycoplasmas có thể sống sót lâu hơn trong nước, đất và các nguyên liệu từ trứng.

 

THỜI GIAN Ủ BỆNH

Thời gian ủ bệnh sau khi phơi nhiễm thường từ 11 - 21 ngày. Gà con nhiễm do truyền dọc từ bố mẹ có thể biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng của MS trong một vài ngày sau ấp nở.

 

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán MS dựa trên quan sát dấu hiệu lâm sàng của hô hấp và khớp. Bức tranh lâm sàng của hô hấp do MS giống như các tác nhân gây bệnh hô hấp khác. Bệnh tích sưng và viêm khớp do MS giống một số bệnh vi khuẩn khác như Staphylococcus. Khi biểu hiện bất thường trên đỉnh vỏ trứng là gợi ý liên quan đến MS.

Cuối cùng các kiểm tra tại phòng xét nghiệm được yêu cầu để chẩn đoán xác nhận.

 

PHÒNG XÉT NGHIỆM

Lựa chọn các xét nghiệm chẩn đoán nào nào cho Mycoplasma synoviae là khác nhau phụ thuộc vào từng kiểu đàn. Với đàn gia cầm thương phẩm, mục tiêu là để biết chương trình vác-xin thành công, khi đàn có chuyển đổi huyết thanh tự nhiên, hoặc để biết một đàn âm tính có được duy trì. Tất cả những kiểu đàn này, kiểm tra huyết thanh học thường được sử dụng nhiều hơn. Đối với đàn bố mẹ, bởi vì mục tiêu là duy trì âm tính, những xét nghiệm nhạy và đặc hiệu hơn được khuyến cáo kiểm tra. Do đó, PCR trở thành xét nghiệm được sử dụng, vì thời gian phát hiện nhanh hơn và chính xác hơn.

Các xét nghiệm huyết thanh học phổ biến bao gồm thử nghiệm ngưng kết nhanh trên đĩa (SPA, RPA), ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) và xét nghiệm miễn dịch hấp thụ liên kết với enzym (ELISA), tất cả đo lường các loại kháng thể đặc hiệu khác nhau. SPA phát hiện kháng thể IgM, tìm thấy 3-5 ngày sau nhiễm và có thể tồn tại tới 80 ngày. HI và ELISA phát hiện kháng thể IgG, điển hình được tìm thấy 7 – 10 ngày sau nhiễm, có thể tồn tại lên tới 6 tháng. Tất cả các xét nghiệm huyết thanh học cho MS có thể biểu hiện kết quả dương tính giả ở mức độ thấp. Dương tính giả thường quan sát thấy nhiều nhất ở gia cầm non và gia cầm được chủng ngừa vaccine nhũ dầu từ 2 – 4 tuần trước giai đoạn kiểm tra huyết thanh. Do đó huyết thanh học nên chỉ được dùng với mục đích sàng lọc, và các kết quả dương tính cần theo dõi bởi kiểm tra phân lập hoặc PCR để xác nhận.

Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) là phương pháp phù hợp để xác nhận nhiễm MS trong đàn.

Kiểm tra phát hiện DNA đặc hiệu của MS, cho biết MS có trong cơ thể gia cầm tại thời điểm lấy mẫu. Các kiểm tra PCR đặc hiệu của MS có độ nhạy và đặc hiệu cao. Kết quả có được chỉ sau một vài giờ và sẽ phát hiện MS trước khi các xét nghiệm huyết thanh học có thể nhận được kết quả dương tính. Do đó, nhiều trại bố mẹ hiện đang sử dụng PCR cho mục đích sàng lọc. Điều quan trọng khi lấy mẫu là cần lấy tối thiểu 25 gia cầm. Mẫu xét nghiệm tốt nhất nên được lấy từ vòm khẩu cái hoặc màng hoạt dịch. Một trong những lợi ích của xét nghiệm PCR là các đoạn mồi DNA đặc hiệu được phát triển có thể chẩn đoán phân biệt các chủng MS của môi trường và vaccine gọi là DIVA PCR (differentiation of infected from vaccinated animal PCR).

Nuôi cấy MS có kết quả nhất từ gia cầm nhiễm trùng cấp tính, xét nghiệm này trở nên khó thực hiện hơn trong gian đoạn tiến triển bệnh. Mẫu bao gồm các cơ quan hô hấp bị nhiễm trùng (khí quản, túi khí, phổi và xoang). Nếu gia cầm có biểu hiện khập khiễng, khuyến cáo lấy màng hoạt dịch hoặc bất kỳ chất tiết nào để kiểm tra

Phân lập Mycoplasma yêu cầu môi trường nuôi cấy và kĩ thuật đặc biệt cần vài ngày để có kết quả.

Phương pháp xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang trên các khuẩn lạc Mycoplasma cho kết quả nhanh và tin cậy để phát hiện MS.

 

ĐIỀU TRỊ

Trong các thử nghiệm kháng sinh cho thấy MS nhạy cảm với một số kháng sinh bao gồm aivlosin, tylosin, tiamuline, chlotetracycline, oxytetracycline, lincomycin, kitasamycin, enrofloxacin và danofloxacin.

Trang trại sử dụng nhắc lại nhiều lần bất kỳ kháng sinh nào làm tăng sự đề kháng. Do đó làm kháng sinh đồ là rất quan trọng xác định độ hữu hiệu của một vài kháng sinh trước khi lựa chọn một kháng sinh để điều trị.

 

VACCINE

Vácxin MS sống giảm bài thải của mầm bệnh MS, giảm mức nhiễm bệnh của môi trường.

Để việc chủng ngừa vaccine sống có hiệu quả, gia cầm phải nhận được vaccine trước khi phơi nhiễm với các chủng trong trang trại. Nếu nghi ngờ hoặc dự đoán nhiễm sớm, thích hợp hơn là bảo vệ đàn bằng liệu trình kháng sinh điều trị đến khi đàn có thể làm vácxin.

Cần nhớ rằng các kháng sinh sử dụng nên có thời gian bài thải thích hợp (ít nhất 4 ngày) trước khi sử dụng vácxin MS sống.

Vaccine MS-H được yêu cầu nhỏ mắt để có kết quả tốt nhất. Vaccine không ổn định ở nhiệt độ phòng hoặc lạnh (2°C - 8°C) phải bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh < -70°C.

Quy trình rã đông và chủng ngừa vácxin MS-H cần tuân thủ theo nhà sản xuất vácxin.

Chi phí vaccine là một vấn đề người chăn nuôi luôn cân nhắc khi đầu tư tuy nhiên chi phí thuốc điều trị cho đàn bị nhiễm bệnh và những tổn thất tiềm ẩn cho sản xuất thường lớn hơn rất nhiều so với chi phí vácxin.

 

Một số đặc điểm quan trọng của vácxin sống MS-H:

  • Chủng ngừa qua nhỏ mắt từ 3 – 6 tuần tuổi
  • Phát triển miễn dịch từ 3 – 4 tuần sau chủng ngừa
  • Vaccine phải bảo quản ở kho dưới – 70°C
  • Đáp ứng miễn dịch dịch thể của MS-H tương đối thấp và biến động
  • Kháng sinh diệt Mycoplasma sử dụng ở bất kỳ thời gian nào sau khi chủng ngừa vaccine MS-H sẽ làm giảm hiệu quả cùng như giết chết chủng của vaccine nhân lên tại đường tiêu hóa.
  • Vaccine MS-H có thể sử dụng kết hợp với các dòng vaccine sống hô hấp khác ngoại trừ vácxin Newcastle (ND) chủng Lasota hoặc chủng mạnh, vácxin viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT).
  • Vaccine MS-H không sống sót ngoài môi trường
  • Vaccine MS-H không hoàn nguyên độc lực
  • Vaccine MS-H không truyền dọc cho thế hệ con cháu và tồn tại ở vòi trứng, ống dẫn trứng.
  • Vaccine sống chủng MS-H nhạy cảm với nhiệt độ được chỉ định trong các khu vực dịch bệnh.
  • Có thể chẩn đoán phân biệt chủng MS-H và các chủng môi trường bằng phương pháp DIVA PCR

 

  • Vaxsafe MS -H là dòng vácxin đông lạnh duy nhất hiện nay chứa chủng MS-H phòng bệnh Mycoplasma Synoviae trên gia cầm
  • Vaxsafe MG-TS11 là dòng vaccine đông lạnh duy nhất hiện nay chứa chủng TS11 phòng bệnh Mycoplasma Gallisepticum trên gia cầm
  • Sự kết giữa hai dòng vaccine Vaxsafe MS-H và Vaxsafe MG-TS11 đem lại bảo hộ hoàn hảo cho gia cầm trước thách thức với bệnh Mycoplasma.
  • KẾT QUẢ SAU 2 NĂM SỬ DỤNG VAXSAFE MS-H VÀ VAXSAFE MG – TS11
  • CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN ĐẦU TƯ VAXSAFE MS-H VÀ VAXSAFE MG - TS11