user

A.I CÓ THAY THẾ ĐƯỢC CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ CHĂN NUÔI?

Trong kỷ nguyên số hiện nay, công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - A.I) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi thú y. Các ứng dụng công nghệ số và A.I như hệ thống giám sát thông minh, công cụ phân tích dữ liệu, và các mô hình dự đoán đã và đang tạo ra những bước tiến vượt bậc. Chúng không chỉ giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất, giảm thiểu rủi ro, mà còn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và nhà chăn nuôi.

Tuy nhiên, một câu hỏi được thảo luận sôi nổi trong buổi tọa đàm với chủ đề "Ứng dụng Công nghệ số và A.I trong lĩnh vực nông nghiệp và Chăn nuôi Thú y" được Trường Đại học Nông Lâm - TP.HCM tổ chức vào ngày 22/05/2024 với sự góp mặt của các diễn giả là các nhà lãnh đạo đến từ Olmix Châu Á Thái Bình Dương, De-Heus Châu Á và công ty cùng ngành khác, là liệu A.I có thể thay thế hoàn toàn con người trong các lĩnh vực này hay không. Các diễn giả ở tọa đàm đều nhất trí rằng, A.I có thể xử lý dữ liệu và đưa ra các dự đoán một cách nhanh chóng và chính xác, nhưng vai trò của con người trong việc quản lý, điều chỉnh và đưa ra các quyết định cuối cùng vẫn là không thể thay thế. Chính con người mới có khả năng đánh giá toàn diện các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế để đưa ra những quyết định tối ưu nhất.

Tọa đàm với chủ đề “"Ứng dụng Công nghệ số và A.I trong lĩnh vực nông nghiệp và Chăn nuôi Thú y"

Các vị diễn giả tại tọa đàm

Hơn 100 bạn sinh viên trường có mặt tại buổi tọa đàm đã được lắng nghe các vị diễn giả chia sẻ về những kinh nghiệm, khó khăn và lợi ích đạt được trong quá trình ứng dụng công nghệ số và A.I trong ngành. Các bạn cũng được học hỏi và cập nhật những kiến thức mới liên quan đến ứng dụng công nghệ số và A.I, từ đó đúc kết được cho bản thân những bài học cần thiết để nâng cao khả năng của chính mình để sử dụng những công cụ đó một cách hiệu quả.

Mở đầu chương trình, Tiến sĩ Trần Đình Lý - Phó hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã nhấn mạnh ý nghĩa của tọa đàm. Thầy Lý nhìn nhận việc ứng dụng công nghệ số và A.I là một vấn đề mang tính thời sự và có ý nghĩa rất rộng, không chỉ bao hàm trong lĩnh vực Chăn nuôi Thú y. Tầm quan trọng của A.I và sự hiện diện của A.I hiện nay là không thể bàn cãi, khi A.I được sử dụng thường xuyên trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Thế nên sinh viên cần phải trang bị đủ kiến thức và năng lực cho bản thân để có thể sử dụng A.I được hiệu quả nhất mà không bị công cụ này thay thế.

A.I CÓ THAY THẾ ĐƯỢC CON NGƯỜI?

“A.I không hề thay thế con người; Thay vào đó, A.I nâng chúng ta lên một tầm cao chưa từng có của sự sáng tạo và đổi mới”. Đây chính là tiếng nói nội bộ của công ty De-Heus Châu Á, được Mr. Gabor Fluit - Tổng Giám đốc De-Heus châu Á chia sẻ với sinh viên trong tọa đàm. Với chủ đề “Ứng dụng A.I trong công ty De Heus: Nguồn cảm hứng”, Mr. Gabor không chỉ đưa ra những khái niệm giới thiệu về A.I cũng như đưa ra những ví dụ về sự hỗ trợ của A.I trong những khía cạnh của cuộc sống nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng, mà còn giúp người nghe thấy được lợi ích của việc ứng dụng A.I trong De-Heus để tăng hiệu quả làm việc và tăng lợi nhuận cho công ty. 

Theo Mr. Gabor, tổng giá trị được tạo ra bởi A.I tính đến năm 2030 là $13 nghìn tỷ, trong đó A.I được dự kiến sẽ tạo ra khoảng $164 triệu USD cho ngành nông nghiệp, đứng top 10 trong những ngành sẽ được lợi nhiều nhất từ A.I. Như vậy, chúng ta có thể thấy việc ứng dụng A.I là không thể bàn cãi, nhưng yếu tố con người mới là quan trọng nhất. Con người chính là người sẽ sử dụng A.I để làm việc được nhanh hơn, nhiều hơn, thuận tiện hơn và sáng tạo hơn.

Mr. Gabor Fluit - Tổng Giám đốc De Heus Châu Á chia sẻ tại tọa đàm

Mr. Gabor Fluit - Tổng Giám đốc De Heus Châu Á chia sẻ tại tọa đàm

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VÀ A.I TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ CHĂN NUÔI

Trong buổi tọa đàm, Mr. Trịnh Quang Thanh - Tổng Giám đốc Olmix châu Á Thái Bình Dương, đã mang đến cho các bạn sinh viên trường những góc nhìn sâu sắc về "Ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi - thú cưng". Mr. Thanh đã phân tích những xu hướng công nghệ nông nghiệp của năm 2024, đặc biệt là những đổi mới sáng tạo mà Tập đoàn Olmix đang tiên phong. Tổng Giám đốc Olmix châu Á Thái Bình Dương đã giới thiệu những công cụ và thiết bị tiên tiến dành cho chủng ngừa trong chăn nuôi, giúp nâng cao hiệu quả và đảm bảo sức khỏe vật nuôi. Không chỉ dừng lại ở đó, ông Thanh còn chia sẻ về những ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực thú y, như phòng phẫu thuật nhân y hiện đại, ứng dụng theo dõi sức khỏe thú cưng, và máy vệ sinh tự động cho mèo. Những công nghệ này không chỉ nâng cao chất lượng chăm sóc mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nuôi thú cưng và các chuyên gia thú y.

Mr. Trịnh Quang Thanh - Tổng Giám đốc Olmix Châu Á Thái Bình Dương Mr. Trịnh Quang Thanh - Tổng Giám đốc Olmix Châu Á Thái Bình Dương

Mr. Trịnh Quang Thanh - Tổng Giám đốc Olmix Châu Á Thái Bình Dương

 

Trong phần chia sẻ của mình, Mr. Trịnh Quang Thanh cũng đưa ra quan điểm giống Mr. Gabor Fluit rằng, dù A.I và công nghệ số mang lại nhiều lợi ích, chúng không thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người. Con người với khả năng tư duy, đánh giá toàn diện và đưa ra quyết định phù hợp vẫn là yếu tố then chốt. Công nghệ A.I và các ứng dụng kỹ thuật số chỉ là công cụ hỗ trợ, còn con người mới chính là người sử dụng và điều chỉnh những công cụ đó để đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc chăn nuôi và chăm sóc thú y.

LỜI KHUYÊN CHO CÁC BẠN SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y

Buổi thảo luận giữa sinh viên và các vị diễn giả diễn ra rất sôi nổi, với sự tham gia nhiệt tình không chỉ của sinh viên mà còn có các giảng viên của trường. Các câu hỏi và góp ý được đưa ra đều rất thiết thực và liên quan trực tiếp đến chủ đề. Một điểm nhấn của buổi thảo luận là lời khuyên chung mà các diễn giả và giảng viên gửi đến sinh viên rằng, trong bối cảnh hiện nay, kiến thức không còn là yếu tố duy nhất để cạnh tranh trong môi trường làm việc, vì đã có những công cụ số và A.I hỗ trợ con người rất hiệu quả. Thay vào đó, năng lực cá nhân – khả năng giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và nhà lãnh đạo, cùng với tư duy tận tâm, cống hiến và đam mê – mới là những yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống và sự nghiệp.

Các bạn sinh viên và giảng viên trường đặt câu hỏi và thảo luận trong tọa đàm

Trong buổi tọa đàm, Công ty TNHH Việt Pháp Quốc tế (Viphavet) đã mang những thiết bị chủng ngừa tiên tiến của công ty để các bạn sinh viên hiểu biết thêm về những lợi ích và khả năng mà các công cụ mới này đem lại cho hiệu suất của nhà chăn nuôi. Không chỉ thế, các bạn sinh viên còn rất hào hứng  tham gia chơi trò chơi và nhận rất được nhiều phần quà hấp dẫn từ Viphapet.

Các bạn sinh viên tham gia trò chơi và tìm hiểu về các thiết bị chủng ngừa của Viphavet

Các bạn sinh viên tham gia trò chơi và tìm hiểu về các thiết bị chủng ngừa của Viphavet

Các bạn sinh viên tham gia trò chơi và tìm hiểu về các thiết bị chủng ngừa của Viphavet

Các bạn sinh viên tham gia trò chơi và tìm hiểu về các thiết bị chủng ngừa của Viphavet

Buổi thảo luận không chỉ cung cấp nhiều thông tin hữu ích mà còn truyền cảm hứng và động lực cho các bạn sinh viên trên con đường học tập và phát triển bản thân. Các vị diễn giả và giảng viên của trường đều khuyến khích sinh viên không ngừng học hỏi, rèn luyện kỹ năng mềm và phát triển tư duy sáng tạo không chỉ trong ngành chăn nuôi thú y, vì những yếu tố này sẽ giúp họ linh hoạt và thích nghi tốt hơn trong môi trường công việc luôn thay đổi không ngừng trên toàn cầu.