user

CÔNG NGHỆ TẢO BIỂN VÀ CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ SỨC KHỎE NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Đại học Nông Lâm, 27/6/2015 & Đại học Cần Thơ 28/6/2015.

Ngành công nghiệp tảo biển được dự đoán sẽ trở thành ngành công nghiệp trồng trọt lớn nhất rên thế giới trong vài thập kỷ tới. Ước tính với 1.000 tấn rong biển được khai thác sản xuất thì có khoảng 20 tấn được sử dụng cho công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, tức là chiếm khoảng 1,2%. Tập đoàn Olmix là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới chuyên nghiên cứu và phát triển để sản xuất các sản phẩm tự nhiên và các chất phụ gia từ khoáng sét và tảo biển. Với phương châm “Cho cuộc sống tốt đẹp hơn”, Tập đoàn Olmix luôn tìm kiếm và lựa chọn các nguyên liệu tự nhiên để thay thế các chất hóa học truyền thống và bảo vệ tài nguyên môi trường.

@Ảnh: TS. Pi Collen trình bày “Công nghệ tảo biển – Công nghệ tương lai”. Nguồn: Viphavet Co., Ltd.

Ngày 27 & 28 tháng 6 năm 2015, Công ty TNHH Việt Pháp Quốc Tế (Viphavet), nhà phân phối chính các sản phẩm của tập đoàn Olmix tại Việt Nam, đã tổ chức thành công hội thảo “Công nghệ tảo biển và chiến lược quản lý sức khỏe nuôi trồng thủy sản” tại Khoa Thủy sản của Đại học Nông Lâm TP. HCM và Đại học Cần Thơ.

Chương trình hội thảo chuyên ngành thủy sản bắt đầu từ 8h30 và kết thúc vào 12h cùng ngày với các nội dung chính như “Tảo biển – Nguồn nguyên liệu mới cho ngành thủy sản”, “Công nghệ tảo biển – Công nghệ tương lai” và “Giải pháp cho bệnh tôm chết sớm (EMS) và bệnh gan thận mủ trên cá”. Nội dung chương trình được trình bày bởi TS. Phillippe Cacot, Viện Nghiên cứu IFREMER Palavas-les-Flots, Pháp, cha đẻ giống con cá tra Việt Nam và TS. Pi Nivall Collen, Chuyên gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Tập đoàn Olmix, Pháp.

Ngoài ra, chương trình có phần trình bày về chủ đề “Khả năng sử dụng rong bún (enteromorpha sp.) làm thức ăn cho các loài thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” do PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh, giảng viên khoa thủy sản Đại học Cần Thơ trình bày.