user

OLMIX VIỆT NAM TỔ CHỨC HỘI THẢO TRỰC TUYẾN VỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN THỦY SẢN – THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP, 05.10.2021

Nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành kinh tế chủ lược của nước ta. Theo số liệu xuất khẩu cả năm 2020, Việt Nam đã vượt qua các đối thủ mạnh khác như Thái Lan, Indonesia trở thành nước xuất khẩu thủy sản top 10 thế giới, và đứng đầu Đông Nam Á, đặc biệt là về sản lượng cá tra và tôm sú. Tuy nhiên, đối với các thị trường nhập khẩu chủ lược như Nhật, Mỹ và các nước Châu Âu đều có tiêu chí rất khắc khe về dư lượng kháng sinh trong sản phẩm. Làm sao để giảm sử dụng kháng sinh nhưng tôm cá vẫn khỏe mạnh, ít bệnh, không có vấn đề về tiêu hóa, tăng năng suất là vấn đề đang được rất nhiều nông dân quan tâm. Nắm bắt được nhu cầu đó, thứ tư, ngày 05.10.2021 vừa qua, Olmix Việt Nam đã tổ chức hội thảo trực tuyến về các giải pháp thay thế hiệu quả kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, nhận được sự rất nhiều sự quan tâm theo dõi của các bà con nông dân đến các công ty sản xuất thức ăn thủy sản quy mô lớn.

Đầu tiên, bà Hoàng Thị Thúy An – đại diện thương mại Tập đoàn Olmix đã giới thiệu tập đoàn Olmix và các sản phẩm chủ yếu dùng trong nuôi trồng thủy sản của tập đoàn Olmix. Các sản phẩm của Olmix với các nguyên liệu chính là tảo biển được nuôi trồng tự nhiên, bằng các quy trình xử lý đặc biệt, khai thác các tác dụng của tảo biển vào từng sản phẩm, mang lại các lợi ích riêng biệt như: tăng cường miễn dịch tự nhiên (Algimun), cải thiện phúc lợi tiêu hóa (MFeed+), tác nhân kháng khuẩn phổ rộng (AseaD), vệ sinh môi trường nuôi trồng thủy sản (Mistral Aqua)… Ở Olmix, chúng tôi cung cấp trọn bộ giải pháp hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn cho nền chăn nuôi bền vững.

Phần thứ hai, TS. Bùi Quang Tề - chuyên gia hàng đầu về nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam cập nhật tình hình sử dụng thuốc kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản. Theo tiến sĩ, hiện nay có khoảng 24 loại kháng sinh không được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian qua, kháng sinh được sử dụng không đúng liều dùng, không đủ thời gian, không được dùng cho đúng bệnh đã gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh khá nghiêm trọng ở nhiều nơi. Các loại kháng sinh từng được sử phổ biến như ampicillin, amoxicillin, enrofloxacin… đều đã bị kháng thuốc và không còn khả năng trị các bệnh do vi khuẩn gây ra trên tôm cá, gây lãng phí chi phí sản xuất và ô nhiễm môi trường ao, hồ. Nghiêm trọng hơn có thể gây đề kháng kháng sinh ở người khi sử dụng loại thực phẩm được chế biến từ số tôm cá này.

Tiếp nối bài trình bày của thầy Tề về các giải pháp tự nhiên như thảo mộc, tảo biển như một chất thay thế kháng sinh tự nhiên, vừa có hiệu quả cao, lại không gây ra tình trạng lờn thuốc, kháng thuốc trên tôm cá. Đại diện từ phía Olmix – TS. Michel Guillaume – Giám đốc kỹ thuật Tập đoàn đã giới thiệu sản phẩm AseaD – một tác nhân kháng khuẩn phổ rộng có tác dụng diệt vi khuẩn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề về tiêu hóa và sức khỏe cho vật nuôi. Sản phẩm AseaD bao gồm các loại axit hữu cơ kết hợp với chiết xuất tảo biển MSP®ANTIBACTIA có khả năng phá vỡ màn tế bào, từ đó tiêu diệt được cả vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram dương gây bệnh, đảm bảo sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, từ đó giảm chi phí thú y và tăng năng suất, lợi nhuận cho người nuôi.

Sau hội thảo, ban tổ chức đã nhận được nhiều phản hồi tích cực, đánh giá cao của quý Khách hàng về hình thức tổ chức chuyên nghiệp, thông tin – kiến thức hữu ích, có tính ứng dụng vào thực tiễn cao, giúp được nhiều cho bà con nông dân nói riêng, nâng cao giá trị xuất khẩu của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế nói chung.