user

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG BỆNH GUMBORO (IBD), BỆNH MAREK, BỆNH NEWCASTLE (ND)

Hiện nay, áp lực từ các mầm bệnh trong chăn nuôi gà đang ngày càng tăng cao, đặc biệt là bệnh Marek's, bệnh Gumboro và bệnh Newcastle. Những bệnh này không chỉ gây ra tổn thất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi mà còn đe dọa đến sức khỏe và sinh sản của đàn gà. Vì vậy, việc phòng tránh và điều trị các bệnh này trở thành một ưu tiên hàng đầu trong ngành chăn nuôi gà, giúp bảo vệ đàn gà khỏi những nguy cơ đáng lo ngại và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành.

1. Bệnh Marek (MD):

Bệnh Marek’s (MD - Marek’s Disease) có đặc trưng là sự tăng khối u ở các cơ quan nội tạng, da, cơ và tổ chức thần kinh ngoại biên ở gà, khiến cho gà xuất hiện các triệu chứng rối loạn vận động và có thể dẫn tới bại liệt. Bệnh hay xảy ra nhất trên gà lớn hơn 6 tuần tuổi, với thời gian nung bệnh là trên 2 tuần. Ở thể mãn tính, gà mắc bệnh có tỷ lệ chết từ 10-15%, và xuất hiện ở gà từ 2-7 tháng tuổi, với các triệu chứng như viêm mống mắt hoặc mù hoàn toàn, liệt 1 hay 2 chân hoặc cánh, và có nhiều u nhỏ trên da. Ở thể cấp tính, tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 10-50%, tỷ lệ chết lên tới mức 60-70%; bệnh xảy ra chủ yếu trên gà 4-8 tuần tuổi, và gà ít có triệu chứng điển hình, chết đột ngột, hoặc suy yếu dần, liệt rồi chết. Bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, để hạn chế rủi ro do bệnh gây ra người chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học tại trại và chủng ngừa đầy đủ vaccine cho gà.

2. Bệnh Gumboro (IBD):

 

Bệnh Gumboro (IBD - Infectious Bursa Disease) là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà với tốc độ lây lan nhanh chóng, gây nguy hiểm và thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. Bệnh IBD xảy ra chủ yếu trên gà từ 3 - 6 tuần tuổi, và xảy ra với các giống gà thịt, gà hậu bị, gà lông màu,.... Virus gây bệnh IBD sẽ tấn công túi bursa, khiến túi sưng to rồi teo nhỏ lại, làm suy giảm hệ miễn dịch ở gà, làm cho gà càng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn. Ở thể cấp tính, gà thường có các triệu chứng như ủ rủ, xù lông, đầu gục xuống, tiêu chảy, phân lỏng màu trắng đục, nhớt. 

Thời gian nung bệnh IBD là từ 2-3 ngày, và gà chết tập trung vào 3-5 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng trên. Bệnh tích đặc trưng của bệnh IBD tập trung ở túi bursa: sau khi gà bệnh mấy ngày đầu sẽ thấy túi bursa sưng to, có nhiều dịch nhầy trắng phủ bên ngoài, bên trong túi xuất huyết; sau khi gà chết ở ngày thứ 7, thứ 8 thì cơ đùi, cơ ức bị xuất huyết thành vệt.

Bệnh IBD với tốc độ lây lan nhanh, thời gian ủ bệnh ngắn, tỷ lệ lây nhiễm lớn, và tỷ lệ chết có thể lên đến 30% hoặc cao hơn tùy theo tình trạng miễn dịch của đàn.

3. Bệnh Newcastle (ND):

Bệnh dịch tả gà, hay còn được gọi là bệnh Newcastle (ND - Newcastle Disease), là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan nhanh và xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà, đặc biệt là vào mùa lạnh và độ ẩm cao. Với các đặc trưng của bệnh ND là gây viêm, xuất huyết các cơ quan đường tiêu hóa, hô hấp, bệnh ND còn là một trong những bệnh nguy hiểm đối với đàn gà, gây tỷ lệ chết cao, đặc biệt là ở gà con và đàn gà không có miễn dịch. 

Thời gian ủ bệnh ND từ 2-15 ngày, chủ yếu từ 5-6 ngày. Trên đàn gà đẻ, bệnh ND không chỉ gây tỷ lệ chết từ 0.5%-4%, mà còn làm giảm tới 60% sản lượng trứng và thay đổi màu sắc, hình dạng của vỏ trứng. Triệu chứng của bệnh thường thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độc lực của virus, tuổi tác, tình trạng miễn dịch, và áp lực mầm bệnh. Đặc biệt, bệnh ND được phân loại thành 4 kiểu dựa vào độc lực của virus, điều này quyết định đến tính chất, sự lan truyền, và mức độ nghiêm trọng của bệnh đối với đàn gà trong chăn nuôi.

Bệnh Marek, bệnh Gumboro, bệnh Newcastle được xem là 3 bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, gây nhiều thiệt hại lớn trong chăn nuôi gia cầm. Người chăn nuôi vẫn luôn quan tâm những phương pháp phòng bệnh hiệu quả đối với ba bệnh này để giảm thiệt hại và tăng năng suất chăn nuôi. Thấu hiểu được nhu cầu thiết yếu này, với kim chỉ nam mang lại “Giải pháp toàn diện cho người chăn nuôi” công ty TNHH Việt Pháp Quốc Tế - Viphavet hân hạnh được giới thiệu với quý khách hàng, sản phẩm vaccine 3 trong 1 VAXXITEK® HVT+IBD+ND phòng bệnh Marek, Gumboro và bệnh Newcastle trên gà.

4. VAXXITEK® HVT+IBD+ND - Vaccine phòng 3 bệnh: Marek (MD), Gumboro (IBD) và Newcastle (ND)

Ra mắt vào năm 2006, vaccine phòng 2 bệnh VAXXITEK® HVT+IBD là vaccine vector HVT-IBD đầu tiên trên thị trường. Boehringer Ingelheim tự hào là công ty tiên phong trong việc chủng ngừa IBD ngay từ nhà máy ấp, mang lại hiệu quả phòng bệnh và nâng cao năng suất chăn nuôi với hơn 90 báo cáo nghiên cứu, thử nghiệm. Nhờ vậy, VAXXITEK® HVT+IBD đã hiện diện tại hơn 75 quốc gia và bảo hộ hiệu quả cho hơn 100 tỷ gia cầm trên thế giới.

Kế thừa công nghệ vượt trội của VAXXITEK® HVT+IBD, các chuyên gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Boehringer Ingelheim đã “thiết kế” thành công vaccine 3 trong 1 VAXXITEK® HVT+IBD+ND, mang lại nền tảng miễn dịch mạnh mẽ và khả năng bảo hộ tối ưu chống lại cả 3 bệnh: Marek (MD), Gumboro (IBD) và Newcastle (ND).

4.1. VAXXITEK® HVT+IBD+ND: Cấu trúc virus vaccine

Cấu trúc virus vaccine


Hình 1. Cấu trúc của virus vaccine VAXXITEK® HVT+IBD+ND

 

4.2. VAXXITEK® HVT+IBD+ND: An toàn và hiệu quả

Độ an toàn của VAXXITEK® HVT+IBD+ND đã được chứng minh thông qua nhiều thử nghiệm. Thử nghiệm tiêm vaccine dưới da quá liều cho gà con sạch mầm bệnh (SPF) 1 ngày tuổi đã cho thấy: mặc dù gà được tiêm vaccine quá liều nhưng không xuất hiện bệnh tích của bệnh Marek và trọng lượng của gà lúc 120 ngày tuổi không có sự khác biệt đáng kể so với nhóm đối chứng âm(1) (Bảng 1). Bên cạnh đó, VAXXITEK® HVT+IBD+ND còn được chứng minh không truyền ngang sang cho những gà khác khi tiếp xúc gần(2) (Bảng 2) cũng như không hoàn nguyên độc lực sau 5 lần cấy truyền trên gà SPF(3).

Bảng 1. Đánh giá độ an toàn khi chủng ngừa VAXXITEK® HVT+IBD+ND dưới da

Bảng đánh giá độ an toàn khu chủng ngừa VAXXITEK® HVT+IBD+ND dưới da

Bảng 2. Đánh giá sự bài thải virus và truyền ngang của VAXXITEK® HVT+IBD+ND

Đánh giá sự bài thải virus và truyền ngang của VAXXITEK® HVT+IBD+ND

 

VAXXITEK® HVT+IBD+ND đã được chứng minh mang lại hiệu quả bảo hộ cao nhờ đáp ứng miễn dịch sớm và kéo dài với các virus ND genotype khác nhau, đặc biệt là genotype VII đang rất phổ biến ở các nước châu Á. Chúng tôi đã tiến hành công cường độc virus ND genotype VIId cho 8 nhóm gà được chủng ngừa VAXXITEK® HVT+IBD+ND lúc 1 ngày tuổi (Bảng 3) và theo dõi tỷ lệ chết, kiểm tra kháng thể bằng phương pháp ELISA. Kết quả chứng minh gà có bảo hộ đối với genotype VIId với tỷ lệ 90-100%, kháng thể ND luôn cao hơn mức tiêu chuẩn và vượt trội hơn ở nhóm gà được sử dụng kết hợp vaccine VAXXITEK® HVT+IBD+ND và Avinew NeO.

Bảng 3. Chương trình vaccine của các nhóm thử nghiệm

Chương trình vaccine của các nhóm thử nghiệm

Chương trình vaccine của các nhóm thử nghiệm

Biểu đồ kháng thể ND của các nhóm thử nghiệm

Biểu đồ kháng thể ND của các nhóm thử nghiệm

Bảng 4. Tỷ lệ chết và tỷ lệ bảo hộ của các nhóm thử nghiệm

Bảng tỷ lệ chết và tỷ lệ bảo hộ của các nhóm thử nghiệm

 

4.3. VAXXITEK® HVT+IBD+ND: Thử nghiệm trên gà màu trong điều kiện dịch tễ Việt Nam

4.3.1. Bố trí thí nghiệm

Đánh giá độ an toàn và hiệu quả bảo hộ của VAXXITEK® HVT+IBD+ND trên gà thịt màu nuôi 50 ngày tại 1 trại gia cầm thuộc tỉnh Bình Dương. Gà được chia thành 2 nhóm: nhóm thử nghiệm (TN) và nhóm đối chứng (ĐC) được chủng ngừa chương trình vaccine như bảng 4. Các chỉ tiêu theo dõi theo bảng 5.

Chương trình vaccine của nhóm TN và nhóm ĐC

Chương trình vaccine của nhóm TN và nhóm ĐC

Bảng 4. Chương trình vaccine của nhóm TN và nhóm ĐC

 

Bảng 5. Các chỉ tiêu theo dõi trong thử nghiệm

Các chỉ tiêu theo dõi trong thử nghiệm

4.3.2. Kết quả

4.3.2.1. Độ an toàn

Bảng 6. Điểm bệnh tích bursa của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng

Điểm bệnh tích bursa của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng

Bảng 7. Kích thước bursa của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng

Bảng 7. Kích thước bursa của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng

 

Trên gia cầm, bursa là một trong những cơ quan lympho đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, giúp biệt hóa tế bào lympho B và sản xuất kháng thể. Do đó, nếu bursa bị tổn thương sẽ làm giảm đáp ứng miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh môi trường xâm nhập vào cơ thể gà, phát triển và gây bệnh. Thông qua bảng 6 và 7, có thể thấy VAXXITEK® HVT+IBD+ND ít ảnh hưởng đến bursa của gia cầm so với nhóm đối chứng. Nhóm gà được tiêm vaccine không ghi nhận điểm bệnh tích từ 2 đến 5. Kích thước bursa của nhóm thử nghiệm đồng đều hơn nhóm đối chứng và không có trường hợp bị teo hay sưng bursa.

4.3.2.2. Tính hiệu quả
 
 

VAXXITEK® HVT+IBD+ND có chứa kháng nguyên là đoạn gen F của virus ND và protein VP2 của virus IBD, do đó chúng tôi sử dụng phương pháp ELISA để phát hiện kháng thể được tạo ra từ 2 kháng nguyên này. Kết quả huyết thanh học cho thấy, kháng thể của ND bắt đầu tăng lên từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 7, 90-100% gà có kháng thể bảo hộ và có độ đồng đều cao. Kháng thể IBD cũng bắt đầu tăng lên từ tuần thứ 5 và >80% gà có kháng thể bảo hộ. Không quan sát thấy triệu chứng lâm sàng của ND và IBD trong quá trình nuôi.

4.3.2.3. Năng suất

Các chỉ tiêu năng suất của cả 2 nhóm đều không có sự khác biệt đáng kể: Trọng lượng trung bình lúc 42 ngày tuổi của nhóm TN là 1,17kg và nhóm ĐC là 1,18kg. Chỉ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của cả 2 nhóm cũng tương đương nhau (1,9). Tỷ lệ chết của nhóm TN là 2,9% và nhóm ĐC là 2,4%.

Như vậy, phát triển từ công nghệ và ưu điểm vượt trội của VAXXITEK® HVT+IBD, vaccine công nghệ vector 3 trong 1 VAXXITEK® HVT+IBD+ND sẽ là một giải pháp toàn diện bảo hộ gà khỏi 3 bệnh gây thiệt hại nhất trong chăn nuôi gia cầm. Các ưu điểm của VAXXITEK® HVT+IBD+ND đã được chứng minh qua nhiều thử nghiệm tại nước ngoài và điều kiện dịch tễ Việt Nam: an toàn, không gây tổn thương bursa, hiệu quả bảo hộ cao.

 

Tài liệu tham khảo

(1) Boehringer Ingelheim Inc., 2017, Report number 17-020

(2) Boehringer Ingelheim, Inc., 2018, Report number 18-018

(3) Boehringer Ingelheim Lyon France, 2017, Report number 17.0107.R

(*) Theo Muskett và cs, 1979

Điểm 0: Không có tổn thương.

Điểm 1: Hoại tử nhẹ một số nang lympho.

Điểm 2: Hoại tử nang lympho mức độ trung bình, các tế bào lympho thưa thớt hoặc một số nang lympho biến mất.

Điểm 3: Trên 50% số nang có tế bào lympho biến mất.

Điểm 4: Nang lympho chỉ còn lại một số tế bào lympho, có sự gia tăng mô liên kết, u nang rải rác và lớp biểu mô dày lên.

Điểm 5: Nang lympho bị xơ hóa, mất hoàn toàn cấu trúc nang lympho.